Làng Kiên Lao – mảnh đất đa ngành nghề
(xem thêm: giới thiệu về mỹ nghệ Hồng Ân)
Làng nghề Kiên Lao được hình thành trên mảnh đất có bề dày hơn 600 năm, là địa phận hai xã: Xuân Tiến và Xuân Kiên – Huyện Xuân Trường – Tỉnh Nam Định.Làng Kiên Lao“Móng Kiên Lao, dao Vân Tràng” câu thành ngữ cổ xưa còn lưu truyền đến ngày nay cho thấy từ lâu đời làng nghề Kiên Lao đã có danh tiếng trong thiên hạ với hai nghề rèn, đúc.Với tinh thần năng động, sáng tạo, người dân làng nghề không chỉ giữ gìn nghề truyền thống cha ông để lại mà còn phát huy lên tầm cao mới, phù hợp với thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Với hai nghề cơ khí và đúc là chủ lực nhiều ngành nghề mới còn được mở ra, tạo nguồn việc làm đáng kể cho lao động địa phương và các cùng lân cận. 1. Đúc chuông – nghề độc nhất trên miền Bắc Nghề đúc nói chung rất nhiều nơi có, tỉnh Nam Định ngoài Kiên Lao còn có Tống Xá (Ý Yên) có thể đúc tượng nặng tới hàng trăm tấn, nhưng đúc chuông trên miền Bắc độc nhất có Kiên Lao. Đây cũng là nghề truyền thống lâu đời của Kiên Lao.
Nghề đúc chuôngTính đến này, nghề đúc Kiên Lao đã truyền qua sáu đời, một thời gian dài nghề bị đình đốn bởi chiến tranh, khó khăn về nguyên vật liệu. Từ khi đất nước chuyển đổi cơ chế cũng như các làng nghề khác, nghề đúc Kiên Lao mới có cơ hội khôi phục và phát triển. Nhất là những năm gần đây, người dân chú trọng đời sống tâm linh, Đình chùa, Nhà thờ được xây dựng đã tạo ra nguồn việc làm cho làng nghề.Ngoài sản phẩm chủ yếu là đúc chuông, thờ Kiên Lao còn đúc cả đồ thờ, đúc tượng và các đồ gia dụng nồi, mâm, xanh, chảo. Những năm gần đây chỉ tập trung vào hai loại sản phẩm: chuông và đồ thờ.Chuông đúc có hai loại chuông Tây và chuông Nam: Chuông Tây kéo dây của các Nhà thờ, còn chuông Nam đập vồ treo ở Chùa.
Chuông Nam và Chuông TâyDanh tiếng nghề đúc chuông Kiên Lao cả nước đã biết đến, chuông ở đây đúc ra không chỉ phục vụ cho các Nhà thờ, Nhà chùa miền Bắc, miền Trung mà tới tận Cà Mau, Côn Đảo. 2. Cơ khí – nghề mũi nhọn đột phá Giữa những năm thập kỷ 90 thế kỷ trước, đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, với nền kinh tế nhiều thành phần, sức lao động sáng tạo của người thợ được giải phóng. Từ sản xuất nhỏ lẻ làng nghề Kiên Lao đã vượt lên chuyển hẳn sang lĩnh vực sản xuất cơ khí, tạo ra những sản phẩm máy phục vụ sản xuất nông nghiệp và các ngành xây dựng chế biến nông sản, lân sản, tàu thuyền, …Từ chỗ sản xuất nhỏ lẻ, giá trị sản phẩm làm ra không đáng kể hàng trăm gia đình nghề có cơ hội nâng cao mức thu nhập. Những gia đình làng nghề có chí hướng đã đứng ra thành lập công ty, doanh nghiệp, đầu tư trang thiết bị, máy móc mở rộng sản xuất với quy mô lớn.
Khu công nghiệp Xuân TiếnXã Xuân Tiến có 13 công ty cùng hàng trăm cơ sở sản xuất giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động.Xã Xuân Kiên ngoài các công ty lớn như: công ty TNHH Năng Lượng, công ty TNHH Đình Mộc, công ty TNHH Axuzu còn nhiều hộ gia đình mở các cơ sở gò hàn, sửa chữa máy, …Bước vào thời kỳ đổi mới thực hiện cơ chế thì trường,với các chủ trương chính sách thông thoáng của Đảng và Nhà nước đối với các thành phần kinh tế, bằng sự khôn ngoan, nhạy bén của người làm nghề ở Kiên Lao đã tận dụng cơ hội tạo nên sự phát triển sản xuất vượt bậc của Làng nghề.Thấy máy đập lúa liên hoàn của miền Nam rất tiện ích cho nhà nông nhưng với giá máy lúc đó không mấy gia đình nông dân miền Bắc có đủ điều kiện kinh tế mua được. Nên một số người đã đi vào tìm hiểu sản xuất máy đập lúa liên hoàn nhằm tiết kiệm chi phí cho người dân, việc thu hoạch đỡ cực nhọc, hiệu quả cũng được tăng cao hơn. Tiêu biểu cho những người đầu tiên là hai anh em: Đinh Tân Việt và Đinh Thành Giang con nhà nòi cơ khí Đinh Thanh Thiểm.Sản phẩm máy đập lúa liên hoàn của Kiên Lao ra đời lập tức được khách hàng đón nhận: giá thành thấp hơn nhiều so với máy mua từ miền Nam, chất lượng bảo đảm, thóc không lẫn rơm, không nát mà tỉ lệ hao hụt giảm đáng kể.
Máy đập lúa liên hoànBên cạnh đó, làng nghề còn cho ra đời một sản phẩm mới, đó là máy trộn bê tông đa năng phục vụ cho ngành xây dựng, cũng đạt được hiệu quả kinh tế rất cao.Ở xã Xuân Kiên các công ty: Đình Mộc, Axuzu, Năng Lượng đã hướng sản xuất vào dòng sản phẩm mới với các loại máy phục vụ chế biến lân sản, tàu thuyền và sản xuất động cơ điện. Những sản phẩm chưa có cơ sở sản xuất ,…Với sản phẩm mô tơ và thiết bị điện, một nghề tưởng như chỉ có thể phát triển ở thành phố, vậy mà công ty Axuzu đã đứng được trên thương trường, sản phẩm được tiêu thụ trong Nam ngoài Bắc, …Làng nghề Kiên Lao đã trở thành trung tâm sản xuất máy đập lúa liên hoàn của khu vực đồng bằng Sông Hồng. Sản phẩm làng nghề Kiên Lao không chỉ xuất bán ở các tỉnh đồng bằng mà còn đến với các tỉnh miền Trung, miền núi phía Bắc và các tỉnh của các nước láng giềng: Lao, Trung Quốc. Cơ khí đã trở thành nghề mũi nhọn đột phá trong chương trình phát triển kinh tế của làng nghề Kiên Lao. 3. Rượu Kiên Lao – Đặc sản làng nghề Với đất đai màu mỡ, Kiên Lao là nơi sản xuất ra những giống lúa gạo dẻo thơm – nguyên liệu chính để nấu được loại rượu ngon, và cũng phải nói nơi đây có những mạch nước ngầm, yếu tố quan trọng chưng cất nên thứ rượu chất lương ít nơi có được.
Công đoạn đánh tơi cơmRượu Kiên Lao được chế biến công phu từ những nguyên liệu cao cấp: gạo nếp cái hoa vàng, men, nguồn nước. Cách thức là ủ cơm mọng và chưng cất nên rượu rất trong, giữ nguyên được hương vị gạo ngon của quê nhà. Cứ 10 kg gạo sẽ cho ra 6 đến 7 lít rượu.Nghề rượu ở Kiên Lao lúc đầu chỉ là tự cung tự cấp theo nhu cầu của người dân địa phương, dần dần sản phẩm đã đến với thị trường từ các chợ quê rồi cả nơi phố xá. Một thời tiếng Rượu Kiên Lao vang xa khắp trong Nam ngoài Bắc.
Công đoạn rắc men lên bề mặt cơm Từ lâu đời nấu rượu trở thành một nghề sinh sống của nhiều gia đình trong Làng. Nấu rượu kết hợp với nuôi lợn, làm hàng xay, hàng sáo, người làm nghề có thu nhập không kém bất kỳ nghề nào.Để thương hiệu và vị thế của Rượu Kiên Lao được vươn xa hơn, Công ty Cổ phần Làng nghề Kiên Lao đã được thành lập do ông Đinh Thành Giang làm Giám đốc. Công ty đã đầu tư xây dựng phân xưởng sản xuất, mua sắm thiệt bị khử Anđrêhit và Metazon, dây chuyền đóng chai và sản xuất men tiến tới trực tiếp cung cấp men cho gia đình làm nghề.Rượu của Công ty đưa ra thị trường được đóng chai thủy tinh 0,3 lít và 0,75 lít; đóng chai nhựa an toàn 2 lít dán tem mác “KILA” biểu tượng làng nghề.Ước mong của người làng nghề trong tương lai rượu Kiên Lao sẽ trở thành thương hiệu mạnh, góp mặt cùng với các sản phẩm đồ uống khác trên thị trường, trong các siêu thị, nhà hàng, khách sạn, …Rượu Kiên Lao (Rượu KILA) trong thời buổi thị trường có nhiều nhu cầu thưởng thức mới vẫn được đưa đi các nơi, đó là món quà của quê hương rất được ưa chuộng. 4. Đất đa ngành nghề Ngoài bề nổi dễ thấy qua sản xuất của các doanh nghiệp, công ty còn là hàng chục ngành nghề hoạt động ở hầu khắp các giong xóm của hai xã Xuân Kiên và Xuân Tiến.Tuy quy mô không lớn chỉ từ vài bà tới vài chục gia đình làm một nghề nhưng hoạt động cũng không kém khẩn trương, hối hả.Người làng nghề đang tận dụng mọi cơ hội, khả năng làm việc để tăng thu nhập và làm giàu cho gia đình đó cũng là đức tính cần cù, chăm chỉ lao động vốn có của người đất nghề:
Nghề làm tượng Thánh (Nghệ nhân Kim Thành) – Sản xuất bàn cạo râu inox một tầng, hai tầng – mặt hàng đã cạnh tranh nổi với đủ mặt hàng nội, ngoại nay đang tràn ngập thị trường.- Sản xuất ống cho các trạm bơm thủy điện.- Nghề chế biến thực phẩm cũng là ngành nghề có từ rất lâu của người Kiên Lao như: bún, bánh đa quạt, miến dong, điển hình nhất hiện nay là miến gạo và bánh đa nem.- Nghề làm quạt giấy.- Nghề làm tượng Thánh, làm tòa sơn son thiếp vàng,… Một trong những nghệ nhân nổi tiếng nhất Làng Kiên Lao là nghệ nhân Kim Thành.- Sản xuất kèn đồng. Điển hình nhất là năm 2006, chiếc kèn đồng dài 5,5 m của địa phận Bùi Chu do anh Ngô Thanh Hòa – người làng Kiên Lao sản xuất đã được ghi vào sách kỷ lục Việt Nam.… Và còn rất nhiều ngành nghề khác nữa …Thợ làng nghề Kiên Lao là thế! Biết phát huy nghề truyền thống để phát triển kinh tế nhưng cũng không ngại đi vào nghề mới, nghề khó và hầu như họ đều đi đến thành công. Khi một nghề không còn thích ứng mất đi, lại có nghề khác thay thế, tạo công ăn việc làm cho một lượng lớn thanh niên của địa phương.